Những lưu ý khi đăng ký điện thoại tại Nhật

Hiện nay, điện thoại là vật dụng không thể thiếu với hầu hết mọi người đặc biệt là với những bạn du học sinh, thực tập sinh mới sang đến Nhật thì lại càng quan trọng bởi nhu cầu liên lạc với gia đình,

tra cứu thông tin,… Vì thế, phần lớn các bạn khi mới sang đến Nhật đều muốn đăng ký ngay cho bản thân 1 chiếc điện thoại di động.  

Tuy nhiên, không giống ở VIệt Nam thủ tục đăng ký điện thoại tại Nhật  khá phức tạp.Cùng GotoJapan tìm hiểu về đặc điểm và các lưu ý khi đăng kí mua điênj thoại tại Nhật

1. Điều kiện để đăng ký điện thoại ở Nhật

Khác với Việt Nam có thể mua sim trả truớc ở ngoài và lắp vào bất cứ điện thoại nào, Nhật Bản hầu như không có dịch vụ bán sim lẻ trả trước như vậy. Ở Nhật cũng như các nước phát triển khác, họ ký hợp đồng theo nhà mạng và bị khóa máy theo nhà mạng. Có khá nhiều bạn nói là đăng ký điện thoại ở Nhật rất khó, vậy thì có khó thật hay không?

Điều kiện đầu tiên là bạn phải trên 20 tuổi, do ở Nhật 20 tuổi mới là tuổi trưởng thành. Vì vậy, dưới 20 tuổi bạn không thể tự đăng ký, ký hợp đồng bất cứ cái gì, trừ khi có người bảo hộ. Hiện nay có rất nhiều bạn vừa học cấp 3 xong là sang Nhật ngay nên khi đặt chân đến Nhật chỉ khoảng 18, 19 tuổi. Đối với các bạn dưới 20 tuổi, các bạn phải nhờ người khác đứng tên điện thoại cho, hoặc nhờ một người nào đó làm người bảo hộ cho mình (giáo viên,…).

Ngoài chuyện tuổi tác ra thì còn xét tới thời hạn visa của bạn nữa. Bình thường một hợp đồng điện thoại (thường là bao gồm tiền mạng + tiền trả góp 24 tháng tiền máy điện thoại) ở một nhà mạng lớn (tại Nhật là 3 nhà mạng Docomo, AU và Softbank)  thường kéo dài 24 tháng, vì thế visa của bạn cần có thời hạn ít nhất là 2 năm. Những bạn có visa dưới 2 năm khá là khó để ký hợp đồng điện thoại, nếu bạn trả đứt tiền máy vào lúc đăng ký thì có khả năng bạn sẽ được ký hợp đồng 1 năm. Tuy nhiên, hiện tại ngoài ba nhà mạng lớn là Docomo, AU và Softbank ra, Nhật Bản đã dần dần mở cửa với các điện thoại sim free cũng như nhiều nơi bán lẻ sim.

Điều kiện tiếp theo để được đăng ký ở ba nhà mạng lớn là phải có credit card (thẻ tín dụng), mà credit card thì thường có thời hạn là 4~5 năm và phải thông qua thẩm tra tín dụng thì mới được có thể làm. Cách thanh toán thì có rất nhiều, như là trả tiền ở cửa hàng tiện lợi conbini, hay là tự trừ tiền trong tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên để tránh các tình trạng người đăng ký sau đó dùng mà không trả tiền, các nhà mạng thường yêu cầu thêm điều kiện cần có để ký hợp đồng là phải có credit card của ngân hàng trong nước Nhật để đảm bảo an toàn thanh toán cho họ.

Để đăng ký mạng và mua máy tại 3 nhà mạng lớn, thì bạn có thể đến các shop điện thoại của họ, hoặc các quầy tư vấn tại các trung tâm điện máy lớn (như Bic Camera, Yodobashi,…), cò các dòng máy giá rẻ và sim free thì có thể ra tham khảo tại các trung tâm điện máy hoặc tham khảo trên 1 số trang mạng bằng từ khoá 格安スマホ・SIM (gần đây có Line Mobile rất được ưa chuộng)

Các chú ý khi ký hợp đồng và khi hủy hợp đồng
  • Khi ký hợp đồng

Vì có nhiều trường hợp các bạn dụ học sinh bị lừa lấy thông tin cá nhân để đi đăng ký điện thoại, nên nhà mạng ngày càng sinh ra nhiều điều kiện hơn. Các bạn mới sang khi đi đăng ký điện thoại cần đặc biệt lưu ý những điểm sau:

KHÔNG ĐƯA THÔNG TIN CÁ NHÂN CHO NGƯỜI KHÁCđặc biệt là thông tin thẻ cư trú 在留カード, thẻ học sinh cũng như thông tin tài khoản ngân hàng (thẻ ngân hàng, sổ ngân hàng). Có thể người đi đăng ký giúp bạn không có ý gì, nhưng có những việc khác có thể xảy ra như là bị mất, bị rơi rớt ở đâu đó và có người lấy dùng làm điều xấu, lúc đó thì khó có thể truy ra là ai làm, vì tất cả đều đứng tên bạn.

    Đi với người bạn tin tưởng (giáo viên, người hướng dẫn, …). Vì đã có những trường hợp các bạn không hiểu tiếng, nhờ người khác dẫn đi dịch cho thì lại bị các bạn ấy dùng tên mình đăng ký thêm 3, 4 cái điện thoại nữa, cuối cùng người trả tiền đều là bạn. Vì vậy nên khi đi đăng ký điện thoại, bạn phải nhờ người nào bạn tin tưởng và không nên giao hết toàn bộ thông tin cá nhân cho người đó.

Chú ý các gói dịch vụ đi kèm: Khi đăng ký điện thoại, các nhân viên ở đó sẽ giới thiệu thêm cho bạn rất những gói dịch vụ khác nhau, ví dụ như là sử dụng hoá đơn điện tử, gọi điện thoại thoải mái かけ放題, … Có nhiều gói dịch vụ chỉ miễn phí một tháng đầu sử dụng, những tháng tiếp theo sẽ tính tiền, nếu bạn không để ý và chọn những gói dịch vụ đi kèm đó thì mỗi tháng bạn phải trả lên tới 15,000 yên/tháng. Bạn hãy nghĩ xem mình thật sự cần dùng dịch vụ gì trước khi chọn nhé. Với các dịch vụ mà bắt buộc đi kèm khi đăng ký rồi sau đó phải huỷ tự huỷ trong tháng tiếp theo thì hãy nhớ và huỷ đúng hạn để tránh phải trả những khoản tiền ko đáng có.

    Các chương trình khuyến mãi: Hiện tại có rất nhiều các chương trình khuyến mãi khi bạn đổi nhà mạng, ví dụ như từ Docomo qua Softbank mà mua iPhone thì sẽ được miễn phí máy. Nhưng bạn cần hỏi cho kĩ là hợp đồng dài bao lâu, mỗi tháng trả bao nhiêu, và khi huỷ thì tốn bao nhiêu phí huỷ hợp đồng. Bởi vì những chương trình khuyến mãi như vậy thường có những điều kiện đi kèm, ví dụ như bạn được miễn phí tiền máy, nhưng mỗi tháng bạn phải trả 8,000 yên tiền thuê bao bắt buộc, nếu chưa hết hợp đồng mà bạn huỷ thì bạn phải trả 8,000 yên x số tháng còn dư lại, vậy có nghĩa mà bạn phải trả lại tiền máy. Bạn phải chú ý nhé kẻo mất tiền oan nhé.

Mang máy từ Việt Nam sang: Đối với các bạn muốn đăng ký sim lẻ ở các nhà mạng nhỏ, bạn cần phải chú ý xem là loại máy của bạn có thể sử dụng sim này được không. Vì có những trường hợp hi hữu như là, chỉ tích hợp được với máy Samsung của nhà mạng Docomo, không sử dụng được máy sim free của Samsung, hoặc là các máy bị khoá nhà mạng của Nhật đã unlock thì không sử dụng được sim này. Tất cả những thông tin đều được ghi trên web, còn nếu bạn tìm không thấy bạn có thể email sang hỏi. Có các bạn sang Nhật mua lại máy cũ rồi mới đi mua sim, nhưng mua máy xong thì sim lại không tích hợp nên không dùng được, để tránh trường hợp như thế thì các bạn hãy tìm hiểu trước nhé.

Phương pháp và ngày tháng thanh toán: Ở các nhà mạng nhỏ bán sim lẻ, họ cho phép người dùng thanh toán ở conbini hay là đến trực tiếp văn phòng để thanh toán, tuy nhiên ở nhà mạng lớn thì nếu bạn trả tiền trễ, bạn chỉ bị tạm dừng không dùng được điện thoại, sau khi thanh toán thì se dùng lại được, còn ở các nhà mạng nhỏ hơn, nếu không thanh toán đúng hạn, bạn sẽ bị cắt sim luôn và không dùng lại được nữa. Bạn phải hỏi khi ký hợp đồng và nên cẩn thận khi về nước chơi hay đi đâu du lịch nhé.

  • Khi hủy hợp đồng

Thời gian huỷ hợp đồng.

Đối với các nhà mạng lớn và hợp đồng hai năm, nếu bạn không chú ý huỷ hợp đồng thì cứ hết hạn, hợp đồng sẽ tự động được gia hạn thêm hai năm nữa. Và khi huỷ hợp đồng thì chỉ vào tháng thứ 24 -25 là không bị tốn phí huỷ hợp đồng mà thôi, còn lại nếu chưa dùng hết hợp đồng mà huỷ, bạn sẽ phải trả ít nhất là 10,000 tiền huỷ hợp đồng cộng thêm các tiền dịch vụ khác. Mỗi tháng khi hoá đơn thanh toán về tay, họ sẽ ghi đây là tháng hợp đồng thứ mấy, bạn hãy chú ý điểm này nhé.

Đối với các nhà mạng nhỏ hơn, các sim chỉ sử dụng dung lượng mạng 4G LTE thì sẽ không tốn phí, hoặc tốn ít, nhưng các sim có thể nghe gọi thì thường hợp đồng là 1 năm, và trước 1 năm mà bạn huỷ thì vẫn sẽ phát sinh tiền phạt hợp đồng. Bạn cần phải hỏi thật kỹ trước ký cũng như là khi huỷ thì phải thanh toán bao nhiêu nhé.

  • Nếu không trả tiền hoặc huỷ hợp đồng mà về nước thì sao?

Rất nhiều bạn khi về nước thấy khoản tiền thuê bao và huỷ hợp đồng quá lớn, bản thân lại đang hết tiền và nghĩ về nước rồi thì chẳng ai đòi được mình nên chọn phương án là…cứ thế không trả tiền và ko huỷ hợp đồng rồi về nước (trên các group thường hay gọi là “bùng mạng”) . Tuy vậy, việc bùng mạng này không những gây ảnh hưởng đến những người đi sau (ví dụ: du học sinh có visa ngắn sẽ ngày càng khó đăng ký hơn) , mà bản thân bạn nếu sau này có ý định quay lại Nhật thì cũng sẽ không thể đăng ký được bất kì nhà mạng điện thoại nào nữa, vì đã bị vào black list của tất cả các nhà mạng. Chưa kể, có khả năng ngay ở giai đoạn xét visa bạn cũng sẽ bị loại luôn nữa đó. Vì vậy, mọi người hãy lưu ý thanh toán đầy đủ và làm thủ tục huỷ hợp đồng trước khi về nước nhé.

Kết

Đối với những bạn chỉ mới sử dụng sim trả trước ở Việt Nam mà chưa dùng sim trả sau thanh toán theo gói cước thì có lẽ cơ chế hợp đồng điện thoại ở Nhật khá là rắc rối. Tuy nhiên ở các shop bán điện thoại hiện giờ đã có thêm nhiều staff nói được tiếng nước ngoài cũng như tiếng Việt nên bạn có thể hỏi trước khi ký hợp đồng để đỡ đi nhiều khoản chi phí không cần thiết. Mong rằng bài viết này có thể phần nào giúp bạn hiểu hơn về cơ chế hoạt động của các nhà mạng ở Nhật.

Trên đây là một vài lưu ý khi muốn mua điện thoại cho những đã và sắp sửa sang Nhật, hy vọng các bạn hãy luôn nhớ tìm hiểu kỹ trước khi làm bất cứ thủ tục nào để không trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo ở Nhật nhé.

Nguồn : tômni.vn

GOTOJAPAN – Trung tâm du học Nhật Bản uy tín hàng đầu tại Hà Nội

→ Mọi thắc mắc hoặc hồ sơ, các bạn vui lòng gửi về GoToJapan :

» Địa chỉ: Số 8G, ngõ 121 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.

» Tel: 024.6276.5022 – Email: info-human@gotojapan.vn

» Tham gia group để nhận chia sẻ từ các senpai:

DANH MỤC :