Nhật Bản không có thủ đô chính thức?

Thời gian gần đây, nếu theo dõi các fanpage về đất nước – văn hoá Nhật Bản và tiếng Nhật, các bạn có thể bắt gặp một số thông tin cho biết Tokyo không phải là thủ đô chính thức của nước Nhật.

Vậy thông tin này có chính xác hay không? Chúng mình hãy cùng đi tìm hiểu nhé.

1. Nước Nhật không có thủ đô chính thức, đúng hay không?

Về mặt luật pháp, điều này là đúng vì hiện tại Nhật Bản không có bộ luật nào quy định thủ đô cả. Trên thực tế, trong quá khứ, Nhật Bản đã từng có một bộ luật quy định Tokyo là thủ đô vào năm 1950. Tuy nhiên đến năm 1956 thì bộ luật này bị bãi bỏ, và không có một bộ luật nào thay thế nó cho đến thời điểm hiện tại.

Về mặt lịch sử, điều này cũng đúng vì thủ đô được coi là nơi Thiên hoàng sinh sống. Khi Thiên hoàng di chuyển nơi sinh sống thì thủ đô cũng di chuyển theo. Tức là nếu Thiên hoàng Reiwa chuyển tới sống tại Osaka thì Osaka sẽ trở thành thủ đô của Nhật Bản. Điều này không phải là hiếm trong lịch sử của đất nước mặt trời mọc.

Vì nhiều lí do pháp lí và lịch sử mà Tokyo hiện tại vẫn chưa được coi là thủ đô chính thức của Nhật Bản.

Vì nhiều lí do pháp lí và lịch sử mà Tokyo hiện tại vẫn chưa được coi là thủ đô chính thức của Nhật Bản.

Chúng ta cùng quay lại thời điểm khi Thiên hoàng Meiji quyết định chuyển từ Hoàng cung Kyoto đến sinh sống tại Hoàng cung Tokyo vào năm 1868. Lúc đó Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản đã có hiệu lực, không thể sửa đổi, dù trong hiến pháp chưa có quy định về thủ đô. Đồng thời sau đó, ngài cũng không đưa ra tuyên bố chính thức nào về việc dời đô đến Tokyo, do đó đến tận ngày nay, Tokyo vẫn không được coi là thủ đô chính thức của Nhật Bản.

Việc di dời nơi sinh sống của Thiên hoàng Minh Trị được xem là nền móng cho việc định đô tại Tokyo cho đến tận ngày nay.

Việc di dời nơi sinh sống của Thiên hoàng Minh Trị được xem là nền móng cho việc định đô tại Tokyo cho đến tận ngày nay.

2. Tại sao chúng ta vẫn ngầm công nhận Tokyo là thủ đô của Nhật Bản?

Thứ nhất, đó là bởi vì Tokyo là trung tâm chính trị – kinh tế của Nhật Bản. Từ năm 1868 cho đến nay, các Thiên hoàng và hoàng gia Nhật Bản đều liên tục sinh sống tại Hoàng cung Tokyo. Thêm vào đó, các cơ quan quan trọng đại diện cho 3 nhánh hành pháp – lập pháp – tư pháp của nhà nước Nhật Bản, cùng với các đại sứ quán, trụ sở của các công ty, tập đoàn kinh tế lớn đều được đặt tại Tokyo.

Thứ hai, đó là bởi vì Tokyo được nhắc đến với vai trò là trung tâm của “vùng thủ đô” trong Bộ luật Thiết lập Vùng thủ đô năm 1956 của Nhật Bản. Điều 2 của Bộ luật có nêu: “Vùng thủ đô trong Bộ luật này được hiểu là khu vực bao gồm cả vùng đô thị Tokyo và các vùng xung quanh khác được chỉ định bởi Nội các Nhật Bản.” Do đó, có thể nói Nhật Bản đã công nhận Tokyo là thủ đô một cách gián tiếp thông qua Bộ luật trên. Và như vậy, chúng ta có một khái niệm mới: Tokyo là thủ đô de facto (trên thực tế) của Nhật Bản.

Toà nhà Quốc hội Nhật Bản được đặt tại Quận Chiyoda, thủ đô Tokyo.

Toà nhà Quốc hội Nhật Bản được đặt tại Quận Chiyoda, thủ đô Tokyo.

Trên thế giới cũng có một số quốc gia với trạng thái tương tự như Nhật Bản, thậm chí do đó mà có nhiều thủ đô. Có thể nói đến Bolivia, với thủ đô de jure (trên hiến pháp) là Sucre – nơi đặt trụ sở tối cao pháp viện, tức thủ đô tư pháp; và thủ đô de facto (trên thực tế) là La Paz – nơi đặt trụ sở chính phủ, tức thủ đô hành pháp. Hay Nam Phi – quốc gia có nhiều thủ đô nhất thế giới với 3 thủ đô: Petoria (hành pháp, thủ đô ghi trên bản đồ), Cape Town (lập pháp) và Bloemfontein (tư pháp).

Toàn cảnh thành phố Cape Town từ trên cao.

Toàn cảnh thành phố Cape Town từ trên cao.

Còn Việt Nam thì sao? Theo các bạn, Hà Nội là thủ đô de jure hay de facto của nước ta, hay là cả hai?

———-

TRUNG TÂM DU HỌC VÀ NHẬT NGỮ GOTOJAPAN
– Hotline tư vấn : 0963 682 333 / 0246 276 5022
– Email: hoa.gotojapan@gmail.com
– Địa chỉ: 17 ngách 10 ngõ 121 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, Hà Nội

DANH MỤC :