Những điều cần biết về kỳ thi năng lực tiếng Nhật TOPJ

1. Giới thiệu về kỳ thi năng lực tiếng Nhật TOPJ

> Những điều cần biết về kỳ thi năng lực tiếng Nhật Nat-Test

> Tham khảo các lớp tiếng Nhật chất lượng

TOPJ là một kỳ thi do một nhóm chuyên gia và giáo sư hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tiếng Nhật tại Nhật Bản cũng như ở nước ngoài lập ra.Mục đích của kỳ thi này có thể dùng để đánh giá năng lực tiếng Nhật đối với người học tiếng Nhật, đánh giá mức độ hiểu biết về phong tục và văn hóa của xã hội Nhật Bản, v.v…

Mục đích của kỳ thi năng lực tiếng Nhật thực dụng TOPJ là tiếng Nhật chuyên nghiệp (Professional Japanese) và tiếng Nhật thực dụng (Practical Japanese). Coi đây là một công cụ giao tiếp tiếng Nhật (Japanese Commmunication Tool), TOPJ coi trọng phần thi nghe hiểu và mở rộng phạm vi đến các câu hỏi khó trong phần nghe – đọc hiểu.

Người biên soạn đề thi là những người hoạt động lâu năm trong việc biên soạn đề thi năng lực tiếng Nhật và các giáo sư đã từng đánh giá trình độ của những người biên soạn đề thi năng tiếng Nhật, do đó các từ vựng được đưa vào trong các câu hỏi một cách chi tiết nhất, tiêu chuẩn đánh giá cũng phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá của Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT).

Việc lựa chọn từ vựng được tiến hành thông qua việc sử dụng tiêu chuẩn của Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ, hình thức câu hỏi cũng được cân nhắc kỹ lưỡng để có tính độc lập cao.

Về việc giám sát kỳ thi, Ban điều hành thi được sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan giáo dục nơi tổ chức kỳ thi. Ví dụ ở Việt Nam là Trung tâm Hợp tác chuyên gia và kỹ thuật với nước ngoài – Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật thực dụng TOPJ được phân chia thành các cấp độ: SƠ CẤP, TRUNG CẤP và NÂNG CAO. Khi học sinh nộp hồ sơ đi du học Nhật Bản, kết quả của kỳ thi này là bằng chứng để chứng nhận năng lực ngôn ngữ tương đương với kỳ thi năng lực tiếng Nhật ( JLPT)

2. Các đặc thù của kỳ thi TOPJ

nhung-dieu-can-biet-ve-ky-thi-nang-luc-tieng-nhat-topj-1 Coi trọng năng lực hiểu biết về văn hóa Nhật Bản
Không chỉ đánh giá năng lực từ vựng, chữ Hán, ngữ pháp đã được học tại nhà trường, qua việc đưa vào các tình huống trong cuộc sống của du học sinh và trong các công ty của Nhật Bản, TOPJ có khả năng đánh giá năng lực hiểu biết về xã hội và văn hóa Nhật Bản.

 

nhung-dieu-can-biet-ve-ky-thi-nang-luc-tieng-nhat-topj-2 Các câu hỏi trong bài thi TOPJ là tiếng Nhật thực dụng
Các câu hỏi của TOPJ là tiếng Nhật thực dụng nhằm mục đích đánh giá được năng lực sử dụng tiếng Nhật trong các tình huống khác nhau, đồng thời nâng cao năng lực sử dụng của từng cá nhân.

 

nhung-dieu-can-biet-ve-ky-thi-nang-luc-tieng-nhat-topj-3 Tổ chức 4 ~ 6  lần mỗi năm
Mỗi năm, TOPJ được tổ chức thi 4 ~ 6 lần tương ứng với thời kỳ xin việc làm và chuẩn bị du học của sinh viên

Các cấp độ của TOPJ

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật thực dụng TOPJ được phân chia thành các cấp độ:sơ  cấp, trung cấp và nâng cao. Khi nộp hồ sơ đi du học Nhật Bản, kết quả của kỳ thi này là cơ sở để chứng nhận năng lực ngôn ngữ tương đương với kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT)

Các cấp độ của TOPJ Nội dung của các cấp độ TOPJ Kỳ thi du học sinh (EJU) Kỳ thi năng lực  tiếng Nhật (JLPT)
Nâng cao A Có thể đọc, viết khoảng 2,000 chứ Hán. Có thể đọc được các tài liệu chuyên ngành tại các trường Đại học. Có thể viết và trình bày luận văn nghiên cứu. Có thể tham gia và tranh luận tại các seminar. 400 N1 và trên N1
Nâng cao B Có thể đọc, viết khoảng 1,800 chứ Hán. Có thể đọc, hiểu nhanh ký sự & bình luận trên báo chí. Có thể viết được các báo cáo. Có thể tham gia trình chiếu và phát biểu ý kiến.
Nâng cao C Có thể đọc, viết khoảng 1,500 chữ Hán. Có thể đọc hiểu tốt ký sự báo chí, tiểu thuyết. Có thể viết được báo cáo. Có thể nghe hiểu được các thành ngữ và sử dụng để hội thoại.
Trung cấp A Có thể đọc, viết được khoảng 1,000 chữ Hán. Nắm được các kiến thức cơ bản về ý thức và tập quán sinh hoạt của người Nhật, trên cơ sở đó có thể đọc hiểu được tiểu thuyết. Có thể viết được luận văn khoảng 800 chữ. Có thể truyền đạt cho người khác một cách chính xác những nội dung mình muốn nói. 250 N3 ~ N2
Trung cấp B Có thể đọc, viết được khoảng 700 chữ Hán. Có thể hiểu được các báo cáo và luận văn đơn giản. Có thể viết được luận văn nhỏ khoảng 400 chữ. Có thể tiếp thu được các thông tin cần thiết từ trong nhiều thông tin khác nhau.
Trung cấp C Có thể đọc, viết được khoảng 500 chữ Hán. Có thể hiểu và viết được được nội dung thư từ, hướng dẫn đơn giản.
Sơ cấp A Có thể đọc, viết được khoảng 300 chữ Hán. Có thể hiểu được các nội dung tổng hợp khoảng 300 chữ. Có thể nghe hiểu hoặc nói được lý do, điều kiện, v.v… Có khả năng sử dụng kính ngữ đơn giản. 150 N5 ~ N4
Sơ cấp B Có thể đọc, viết được khoảng 200 chữ Hán. Có thể hiểu được đoạn văn khoảng 200 chữ. Có thể nghe, nói được các cách nói về nguyện vọng, dự định, v.v… một cách đơn giản.
Sơ cấp C Có thể đọc, viết được khoảng 100 chữ Hán. Có thể hiểu được nội dung các đoạn văn ngắn. Có thể viết được cảm tưởng về các sự việc xung quanh mình. Có thể chào hỏi, truyền đạt được cảm xúc của mình.

Thời gian thi và cách tính điểm

Thời gian thi
Phần thi Thời gian Tổng thời gian
Nâng cao Nghe 35 phút 120 phút
Viết 85 phút
Sơ-trung cấp Nghe 35 phút 90 phút
Viết 55 phút
Cơ sở Nghe 35 phút 90 phút
Viết 55 phút

Cách tính điểm

Bảng tính điểm
Phạm vi Phân loại câu hỏi Số câu hỏi Điểm Tổng điểm
Nghe Phần 1 Câu hỏi tranh ảnh 10 225 điểm 500 điểm
Phần 2 Câu hỏi ứng đáp
Câu hỏi hội thoại
Câu hỏi thuyết minh
20
Câu hỏi nghe, đọc hiểu
Câu hỏi tổng hợp
Phần 3 Câu hỏi đọc hiểu 15
Viết Phần 4 Văn hóa Nhật Bản 35 275 điểm
Phần 5 Câu hỏi tranh ảnh 15
Phần 6 Câu hỏi ứng đáp
Câu hỏi hội thoại
Câu hỏi thuyết minh
5

LỊCH THI TOPJ NĂM 2014

Các lần trong năm Ngày bắt đầu nhận
hồ sơ đăng ký
Ngày hết hạn nhận
hồ sơ đăng ký
Ngày thi
Lần thứ nhất 19-12-2013
(thứ Năm)
08-01-2014
(thứ Tư)
19-01-2014
(Chủ Nhật)
Lần thứ hai 20-02-2014
(thứ Năm)
12-03-2014
(thứ Tư)
23-03-2014
(Chủ Nhật)
Lần thứ ba 10-04-2014
(thứ Năm)
30-04-2014
(thứ Tư)
11-05-2014
(Chủ Nhật)
Lần thứ tư 12-06-2014
(thứ Năm)
02-07-2014
(thứ Tư)
13-07-2014
(Chủ Nhật)
Lần thứ năm 14-08-2014
(thứ Năm)
03-09-2014
(thứ Tư)
14-09-2014
(Chủ Nhật)
Lần thứ sáu 02-10-2014
(thứ Năm)
22-10-2014
(thứ Tư)
02-11-2014
(Chủ Nhật)

Lưu ý:
– Kỳ thi tháng 1 và tháng 7 chỉ tổ chức thi trình độ Sơ cấp.
– Trình độ Nâng cao chỉ tổ chức thi vào kỳ thi tháng 5 và tháng 11.
– Để nộp hồ sơ đi du học Nhật Bản, thí sinh cần đạt trình độ Sơ cấp A trở lên.
– Lịch thi có thể thay đổi. Trường hợp thay đổi lịch thi, BTC sẽ thông báo trên trang chủ của TOPJ.
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ, DỰ THI VÀ NHẬN KẾT QUẢ THI

Hồ sơ đăng ký thi gồm:

1) Đơn đăng ký dự thi

2) Giấy chứng minh nhân dân (bản copy rõ thông tin)

3) 02 ảnh 3×4 mới chụp không quá 3 tháng, nền trắng, áo sáng màu, không đeo kính, không đội mũ (ban tổ chức không nhận ảnh nền tối và áo tối màu).

Các thí sinh có thể trực tiếp đăng ký thi tại các địa điểm sau đây:

TẠI HÀ NỘI:

Văn phòng Quỹ học bổng giao lưu quốc tế châu Á – Ban tổ chức kỳ thi TOPJ

Địa chỉ: Tầng 1, số 41 phố Vạn Bảo, quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: (04) 3232 1859 (Ms. Phượng, Ms. Trang)

Trung tâm hợp tác chuyên gia và ký thuật với nước ngoài (CEPECE) – Bộ Giáo dục và Đào tạo

Địa chỉ: Số 14 Lê Thánh Tông, quận Hoàn KIếm, Hà Nội

Điện thoại: (04) 3933 0454   (Ms. Linh)

TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Trường Nhật ngữ Đông Du

Địa chỉ: 43D/46 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 3845 3782

Các thủ tục cần thiết khi đăng ký thi, dự thi và nhận kết quả thi:

1) Thí sinh tải “Đơn đăng ký dự thi” tại website http://topj-test.edu.vn/, hoặc nhận mẫu đơn tại các địa điểm đăng ký thi và điền các thông tin cần thiết

2) Nộp đơn đăng ký dự thi, bản copy Giấy chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu), 2 ảnh 3×4 (nền trắng, áo sáng màu), lệ phí thi (495,000 đồng) tại các địa điểm đăng ký thi nêu trên theo thời hạn đăng ký mà ban tổ chức đã thông báo.

3) Ban tổ chức sẽ tải danh sách thi lên webside “topj-test.edu.vn”. Vào ngày Ban tổ chức đăng danh sách thi lên webside (thông tin này đã được thông báo trên phiếu thu), thí sinh cần mở website của ban tổ chức để xem các thông tin về số báo danh, địa điểm thi, giờ thi…..Trước ngày thi, thí sinh kiểm tra lại thông tin về địa điểm phòng thi xem có thay đổi gì hay không.

4) Đến ngày thi, thí sinh cần đến sớm hơn giờ thi (được ghi trên Phiếu dự thi) 15 phút, thí sinh phải mang theo bản gốc Giấy chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) mới được phép vào phòng thi.

5) Sau 2 tuần kể từ ngày thi, thí sinh có thể truy cập website của Ban tổ chức kỳ thi để được hướng dẫn xem kết quả thi. Sau 3 tuần kể từ ngày thi, thí sinh tới các địa điểm đã đăng ký thi để nhận Chứng chỉ và (hoặc) Bảng kết quả thi.

Đăng ký thi trực tuyến

Ngoài hình thức đăng ký thi trực tiếp tại các địa điểm đăng ký của Ban tổ chức, thí sinh khu vực phía Bắc (thi tại Hà Nội) nếu ở xa địa điểm đăng ký có thể đăng ký thi theo hình thức đắng ký trực tuyến tại website của ban tổ chức http://topj-test.edu.vn/

DANH MỤC :