Các biện pháp tự bảo vệ mình khi sống ở Nhật Bản

Nhật Bản được đánh giá là đất nước an toàn như có thể đeo ví hay túi xách, balo phía sau mà không sợ bị giật hay rạch, quên không khóa xe, đi ra ngoài quên không khóa cửa phòng cũng hiếm khi bị mất trộm. Đặc biệt, rất nhiều người nước ngoài ngưỡng mộ Nhật khi để quên đồ hay ví tiền trên tàu xe cũng luôn được đưa tới đồn cảnh sát trả lại cho chủ.

Tuy nhiên, người Nhật tốt bụng thật nhiều nhưng kẻ xấu thì cũng không ít. Cho nên hàng ngày trên TV, báo, mạng luôn đăng các tin phạm tội mà người bị hãm hại thường là phụ nữ, trẻ em, người già ví dụ như cô gái bị bạn trai giết hại bởi nói chia tay, bị kẻ hâm mộ ストーカー đâm chết, người già bị lừa 詐欺 cướp tiền bạc rồi sát hại, rồi là chồng đánh đập vợ 虐待, mẹ bỏ đói, ngược đãi con nhỏ, trẻ nhỏ bị bắt cóc 拉致 v.v…

Kẻ xấu đứng trong bóng tối, không thể biết họ nghĩ gì, lên kế hoạch gì nên chỉ biết phòng vệ để tránh khỏi những rắc rối hay những gì đáng tiếc có thể xảy ra. Gotojapan xin chia sẻ một vài điều hi vọng mọi người luôn chú ý cảnh giác để bảo vệ bản thân.

Các biện pháp tự bảo vệ mình khi sống ở Nhật Bản

1. Các biện pháp dành cho trẻ em

Trẻ em cấp 1 ở Nhật thường đeo còi cảnh báo khi có kẻ xấu xâm hại 防犯ブザー trên quai cặp sách ランドセル, chỉ cần giật mạnh dây là sẽ phát ra tiếng kêu inh tai, làm kẻ xấu sợ hãi mà bỏ trốn. Còi này chỉ khoảng 500 yên bán tại shop đồ điện hay trên mạng, mà trong shop 100 yên cũng có nhé. Ngoài ra, còn được bố mẹ trang bị cho điện thoại đơn giản らくらくスマホ có 3-4 nút bấm gọi cho bố, mẹ, hay người thân khác lúc nguy hiểm.

 còi cảnh báo khi có kẻ xấu xâm hại 防犯ブザー2. Các biện pháp phòng vệ cho phụ nữ

Các bạn nữ sống một mình, đi làm về muộn mà đường vắng vẻ cũng nên mua cái còi 防犯ブザー để phòng vệ. Nên đeo ở quai túi xách hay trong túi áo túi quần để có khi khẩn cấp có thể dùng được ngay, chứ để trong túi xách lúc cần tìm không ra. Hoặc mua bình xịt mồ hôi hay xịt cay 催涙スプレー (防犯スプレー)đề phòng.

 bình xịt hơi cay - biện pháp phòng vệ cho phụ nữ tại Nhật Bản

3. Cẩn thận với các loại giấy tờ và đồ dùng cá nhân

  • Quản lý giấy tờ tùy thân như hộ chiếu, thẻ lưu trú, sổ ngân hàng, thẻ my number, bằng lái xe, đồ quý giá cẩn thận. Những giấy tờ quan trọng này không bao giờ được cho bạn bè hay người quen mượn, bởi người ta có thể lợi dụng thông tin của mình để làm việc xấu làm mình bị liên lụy. Ở Nhật hay có vụ mua sổ ngân hàng để làm việc xấu lắm đó.
  • Không nên cho số điện thoại hay địa chỉ hay thông tin cá nhân của bạn bè hay người quen cho người khác biết, trước khi cho nên hỏi chủ nhân một câu xem người ta có đồng ý hay không. Người Nhật cực kỳ tức giận nếu tự ý cho thông tin của họ.

Các biện pháp tự bảo vệ mình khi sống ở Nhật Bản

  • Khi ký kết hợp đồng thuê nhà, làm thẻ ngân hàng hay ký kết việc gì quan trọng, các công ty Nhật đều có giấy cam kết không cho kẻ thứ 3 biết thông tin cá nhân của khách hàng 個人情報保護. Nếu có thì chỉ là những trường hợp cảnh sát hỏi. Các giấy tờ có thông tin khách hàng như bằng lái xe, hộ chiếu nếu copy bị sai lệch thì đều cho vào máy cắt giấyシュレッダー rồi bỏ rác, chứ không ai tiếc mặt sau dùng làm memo xong vứt thùng rác cả. Thông tin khách hàng cũng như thông tin của công ty đều xử lý cẩn thận.
  • Còn ở nhà, khi nhận thư từ, quà tặng, mua đồ gì đó, trước khi vứt rác các bạn nên xé bỏ mác tên địa chỉ số điện thoại nhé. Có nhiều người chờ tới lúc xe chở rác tới rồi mới mang rác ra vứt. Rất nhiều người Nhật mua máy xé giấy tờ, đĩa CD DVD hay thẻ card, có máy quay tay手動シュレッダー cũng có máy cắm điện電動シュレッダー, không đắt lắm mà yên tâm thông tin cá nhân của mình không bị lọt ra ngoài.
  • Du học sinh nên đăng số điện thoại của ai quan trọng làm số khẩn cấp 緊急連絡先, tức là khi nào công ty quản lý nhà 管理会社 không liên lạc được với các bạn ý thì gọi cho số khẩn cấp nhờ chuyển tải thông tin. Tuy nhiên công ty bảo lãnh tiền nhà 保証会社 thì không làm thế, có vài lần các bạn nhờ mình gọi hộ vì sợ không nói hết ý nhưng công ty nhất quyết không nói một câu nào mà cần phải có chủ nhân ở đó xác nhận thông tin cá nhân rồi mới nói chuyện tiếp được. Vì vậy, sống ở Nhật các bạn nên học tiếng Nhật chăm chỉ hoặc là tự tin lên, cứ gọi điện thoại vài lần là quen thôi, bởi thông tin cá nhân của các bạn nên tự các bạn quản lý, đừng nhờ vả ai khác, người tốt không nói, người xấu lợi dụng thì thôi luôn.

Tóm lại là mỗi chúng ta nên cẩn thận và đề cao cảnh giác hơn nữa để có cuộc sống vui vẻ và ý nghĩa tại Nhật!

 Nguồn: Tổng hợp

DANH MỤC :