Hành trang khi sang Nhật: Cần chuẩn bị những gì?

Các bạn du học sinh, thực tập sinh lần đầu tiên sang Nhật chắc hẳn có không ít băn khoăn về việc nên và không nên mang theo những gì, và ngoài ra cũng còn rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp như có mặt hàng nào bị cấm mang vào Nhật Bản hay không, v.v.

Các bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây để sắp xếp hành lí cho gọn nhẹ, hiệu quả nhé!

1. Những sản phẩm bị cấm hoặc cần cung cấp giấy tờ chứng nhận kiểm định khi nhập cảnh Nhật Bản

Nhằm hạn chế việc mang những thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc có chứa mầm bệnh vào lãnh thổ Nhật Bản, tháng 4/2019, chính phủ Nhật Bản đã ban hành một số quy định kiểm soát chặt chẽ thực phẩm được mang vào Nhật. Song song với đó còn có nhiều hình phạt nghiêm khắc nếu có người cố tình vi phạm, không chỉ dừng lại ở việc tiêu hủy hàng hóa mà người vi phạm còn có khả năng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc ngồi tù.

Những sản phẩm bị cấm mang vào Nhật Bản có thể kể đến tất cả các sản phẩm liên quan đến thịt, sản phẩm tươi sống, sản phẩm đông lạnh, các sản phẩm từ sữa, trái cây, thực vật, v.v.

Các bạn có thể xem thông tin chi tiết bằng tiếng Việt tại trang chủ Cục Kiểm dịch động vật và Cục Kiểm dịch Thực vật Nhật Bản tại link dưới đây:

Quy định trong trường hợp mang thực vật từ nước ngoài vào Nhật Bản

Đối với việc đưa những sản phẩm có nguồn gốc động vật từ nước ngoài vào Nhật Bản

Các loại thực phẩm tươi sống đứng đầu danh sách hàng bị cấm mang vào Nhật Bản.

Các loại thực phẩm tươi sống đứng đầu danh sách hàng bị cấm mang vào Nhật Bản.

2. Những đồ dùng, vật dụng nên và cần mang theo sang Nhật Bản

a. Các loại giấy tờ cần thiết

– Hộ chiếu, vé máy bay, giấy Chứng nhận Tư cách Lưu trú (COE).

– Các loại giấy tờ như bằng tốt nghiệp, học bạ, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, v.v. Bạn có thể mang theo một bản sao có công chứng hoặc chụp ảnh lưu vào điện thoại, hoặc cũng có thể nhờ người nhà gửi bản scan qua mail nếu sau này cần dùng. Tuy nhiên, nếu mang bản gốc thì bạn phải bảo quản cẩn thận, tránh để thất lạc gây nhiều phiền phức.

b. Con dấu

Mang theo con dấu khắc tên phiên âm bằng chữ Katakana (hoặc Alphabet) sẽ rất thuận tiện khi bạn cần làm những thủ tục như đăng ký địa chỉ, mở tài khoản ngân hàng, v.v. Con dấu này các bạn có thể đặt làm luôn từ khi còn ở Việt Nam để tiết kiệm chi phí.

Giấy tờ và con dấu là các tài liệu, vật dụng quan trọng nhất mà bạn cần mang theo.

Giấy tờ và con dấu là các tài liệu, vật dụng quan trọng nhất mà bạn cần mang theo.

c. Tiền mặt (tiền yên Nhật)

Số tiền bạn mang theo còn tùy vào điều kiện kinh tế, nhưng bạn nên mang theo một khoản tương đương với 2 tháng sinh hoạt phí vì thời gian đầu có thể bạn sẽ phải mua nhiều thứ và chưa thể tìm được việc làm thêm ngay được (nếu là du học sinh).

d. Giấy, bút

Thông thường, bạn sẽ được phát 2 tờ khai nhập cảnh và khai báo hải quan ngay trên máy bay. Vì vậy, bạn nên mang theo bút để có thể viết luôn trên máy bay, tiết kiệm được thời gian.

Tham khảo thêm: Từ A-Z: Cách điền tờ khai hải quan, tờ khai nhập cảnh và tờ khai xin việc làm Nhật Bản

Tiền mặt và giấy bút cũng quan trọng không kém.

Tiền mặt và giấy bút cũng quan trọng không kém.

e. Trang phục, giày thể thao

– Bạn nên mang nhiều loại quần áo mỏng, nhẹ, đồ mặc ở nhà, áo khoác cho các mùa, v.v, vì thời tiết ở Nhật chia làm bốn mùa khá rõ rệt.

– Bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một bộ vest và một bộ áo dài (nếu là nữ) để mặc trong những dịp quan trọng như lễ khai giảng, nhập học hay các buổi giao lưu văn hóa với sinh viên các nước khác.

– Ngoài ra, khi ở Nhật, bạn sẽ đi bộ khá nhiều, nên bạn có thể mang theo 3-4 đôi giày thể thao để có sẵn khi cần.

f. Đồ dùng cá nhân

Mỹ phẩm, đồ trang điểm, dầu gội, sữa rửa mặt, sữa tắm, kem cạo râu, v.v bạn có thể đem theo nhưng nên mang ít, đủ dùng trong thời gian đầu. Sau khi quen với cuộc sống ở Nhật rồi, bạn có thể tự mua và giá cả của các mặt hàng này cũng không quá đắt.

Với khăn tắm, khăn mặt, khăn mùi soa, các bạn chỉ cần 1-2 chiếc là đủ dùng.

g. Thuốc, các thực phẩm chức năng khác

Bạn có thể mang một ít thuốc thường dùng như thuốc cảm cúm, đau đầu, đau bụng, thuốc hạ sốt, dị ứng, v.v.

Với trang phục và đồ dùng cá nhân, mĩ phẩm, các bạn chỉ cần chuẩn bị đủ dùng trong 1-2 tháng đầu.

Với trang phục và đồ dùng cá nhân, mĩ phẩm, các bạn chỉ cần chuẩn bị đủ dùng trong 1-2 tháng đầu.

h. Đồ ăn

Các loại mì ăn liền, cháo ăn liền, bún khô, thực phẩm đóng hộp, gia vị như hạt nêm, tương ớt, các loại đồ khô, v.v không thuộc danh sách cấm ở trên, do đó bạn có thể mang nhiều một chút đề phòng trường hợp thời gian đầu chưa quen đồ ăn Nhật.

Còn lại, các bạn không cần mang những loại đồ dùng như bát, đĩa, dao, kéo, thớt, thìa vì bạn có thể mua chúng ở hầu hết các siêu thị, cửa hàng 100 yên. Sau khi quen với cuộc sống ở Nhật, bạn có thể tự mua những đồ gia dụng khác cần thiết cho cuộc sống của bản thân tại rất nhiều cửa hàng với mức giá hợp lý. Những đồ dùng kể trên cũng chỉ nên mang số lượng vừa đủ dùng cho vài tháng đầu là được.

Riêng đồ ăn thì các bạn có thể chuẩn bị nhiều một chút, vì chúng có thể là cứu cánh khi các bạn chưa quen với đồ ăn tại Nhật Bản.

Riêng đồ ăn thì các bạn có thể chuẩn bị nhiều một chút, vì chúng có thể là cứu cánh khi các bạn chưa quen với đồ ăn tại Nhật Bản.

Vậy là cũng có khá nhiều món đồ mà chúng ta cần phải chú ý mang theo khi sang Nhật các bạn nhỉ? Khi sắp xếp sẽ có những thứ chúng mình không thể nhớ ra ngay hoặc rối quá nên quên khuấy mất, vì vậy các bạn hãy ghi ra một list những thứ muốn và cần mang đi để tránh những rắc rối không đáng có nhé!

———-

TRUNG TÂM DU HỌC VÀ NHẬT NGỮ GOTOJAPAN
– Hotline tư vấn : 0963 682 333 / 0246 276 5022
– Email: hoa.gotojapan@gmail.com
– Địa chỉ: 17 ngách 10 ngõ 121 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, Hà Nội

DANH MỤC :