Thế giới này còn rất nhiều điều tươi đẹp, chẳng hạn như loài “lợn Nhật Bản” đáng yêu dưới đây.
>Bí quyết đi tàu shinkansen
>Hướng dẫn phỏng vấn cục xuất nhập cảnh
Sinh vật đáng yêu này từng được các thợ lặn địa phương quan sát ở vùng biển phía nam đến trung đông Nhật Bản. Mặc dù được các nhà khoa học đặt tên là Hippocampus japapigu (tiếng Latinh là “lợn Nhật Bản”) nhưng thực chất chúng là loài cá ngựa lùn mới. Nguyên nhân là do thợ lặn phát hiện ra đã khẳng định trông nó y hệt một con lợn biết bơi với… 2 cái cánh sau lưng.
Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho loài sinh vật nhỏ này là Hippocampus japapigu, tiếng Latinh với ‘lợn Nhật Bản’. Cái tên đến nhờ những người thợ lặn lần đầu tiên nhìn thấy con vật nhỏ xíu và ghi nhận sự giống nhau của nó với một chú heo con nhỏ xíu.
Thêm một điều thú vị nữa, “chú heo” này có lẽ bé nhất trong họ hàng mình vì kích cỡ chỉ xấp xỉ một hạt gạo – dài khoảng 15mm. Cơ thể chúng mỏng dính như giấy, màu sắc vạn hoa nhưng hầu như không ai chú ý đến vì chúng chìm vào đám tảo biển xung quanh.
Nhà nghiên cứu Kenvin Conway (Đại học Texas) nhận định: “Nó rất đặc biệt, giống như một con cá ngựa vẽ hoa văn trên người”.
Trước đó, “lợn Nhật Bản” được các nhà nghiên cứu tìm thấy trong cuộc khảo sát sinh vật biển xung quanh quốc gia này. Chúng bơi tự do ở vùng viên cách Tokyo 287 km (178 dặm) về phía nam, độ sâu khoảng 5 – 22m và có các rặng san hô, tảo sinh sôi.
Chuyên gia Graham Short từ Học viện khoa học California (Mỹ) chia sẻ: “Loài vật này không hề hiếm. Chúng ăn phù du, hoạt động khá mạnh và có vẻ ham chơi”.
Được biết, đây là loài cá ngựa lùn thứ 5 được tìm thấy tại Nhật Bản và nhiều khả năng đây chưa phải loài cuối cùng. Cá ngựa biển Pygmy có cấu trúc giống như cánh trên lưng; hầu hết chúng có hai cặp cánh, trong khi loài mới này lại chỉ có 1 cặp.
“Các loài mới có thể được phân biệt rõ hơn bởi… một hình lưới trắng và nâu nổi bật trên đầu, thân và đuôi”, các nhà nghiên cứu giải thích.
Các nhà nghiên cứu không biết nhiều về cá ngựa, nhưng chúng ta biết rằng họ ăn sinh vật phù du và “chúng dường như khá tích cực, thậm chí vui tươi”, Short nói thêm.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí ZooKeys.8