Nếu nhà bạn đang có một mảnh vườn nhỏ, hay thậm chí chỉ là một vài chậu cây be bé ở bên cửa sổ, bạn vẫn có thể trồng một số giống rau thơm Nhật Bản. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu 12 loại rau thơm dễ trồng ở những nơi có khí hậu tương đối mát mẻ.
>Bữa Cơm Hàng Ngày Của Người Nhật Bản Có Gì?
>Học bổng 2 tỷ 6 của đại học ToYo
> Học bổng 1 tỷ 4 của trường đại học ASIA 2019
#1. Shiso hay Tía tô
Nếu bạn chỉ có thể trồng một loại rau hay rau thơm Nhật Bản, nó nên là shiso hay còn có tên rau tía tô. Ở một số nơi nó còn có tên là “cây bít tết”, vì một nguyên do nào đó tôi chưa biết. Người ta dùng được mọi phần trên cây tía tô. Những cây nhỏ được thái ra và dùng nhưng mejiso, một cách trang trí cho món ăn. Những lá tía tô lớn, có tên là oh-ba (những cái lá to), được dùng toàn bộ hay được thái nhỏ hơn, để làm lá cuốn hoặc để trang trí, cũng như để ngâm trong các món ăn.
Ở Nhật giống shiso xanh được sử dụng phổ biến nhất – giống màu đỏ chỉ được dùng để làm umeboshi (món mận ngâm), và cho món hojiso. Nếu bạn có đủ không gian để trồng cả hai giống này thì thật tuyệt, nhưng bạn sẽ có nhu cầu giống màu xanh nhiều hơn.
Do lá shiso rất dễ bị thâm nên giá của nó khác đắt ngay cả khi bạn có đủ tiền để mua. Vậy nên chúng rất đáng để tự trồng.
Về việc sinh trưởng thì tía tô khá giống với cây húng quế, vậy nên nếu bạn đã có thể trồng húng quế thì bạn sẽ trồng shiso thành công. Vấn đề duy nhất của cây shiso là lá của nó có thể bị nát hoặc có những lỗ nhỏ do bị côn trùng ăn. Ngoài ra nó không có vấn đề gì khác. Đây là loài cây rất ưa ánh nắng mặt trời.
#2. Mitsuba – ngò tây Nhật
Đây là một loại rau thơm khác tạo nên hương vị các món ăn Nhật Bản. Nó chủ yếu được dùng để trang trí nên bạn không cần trồng nhiều.
Có hai loại mitsuba được bán ngoài chợ, nhưng chúng thuộc cùng một giống: loại thông thường và loại dài hơn, có thân màu bạc. Loại thứ hai rất khó trồng ở nhà, nhưng loại thông thường có thể trồng bằng lá rất dễ dàng. Cần phải gieo hạt thường xuyên. Cây Mitsuba phát triển tốt trong các chậu cây để bên bậu cửa sổ.
#3. Rau mầm củ cải trắng
Được gọi là kaiware (có ý nghĩa là cái vỏ bị nứt), là loại được trồng trong nhà. Gieo hạt vào một miếng bọt biển rồi đặt vào một chậu hay hộp có đáy không bị rò rỉ nước, giữ cho miếng bọt biển luôn ẩm. Hạt sẽ nẩy mầm trong 2 đến 3 ngày. Hãy để mầm mọc tiếp khi nó vẫn còn thẳng, và bạn có thể sử dụng khi cành cây đã nghiêng đi. Kaiware được sử dụng để trang trí món ăn hoặc làm salad.
#4. Củ cải nhỏ Nhật Bản
Củ cải Nhật (kabu) có màu của bông tuyết và có kích thước nhỏ ngang với cải Tây. Nó rất ngọt và có thể dùng để muối dưa, làm món súp hay món hầm. Phần xanh ở trên đầu cũng có thể dùng để nấu ăn. Bạn cần ngăn chặn sâu ăn phần rễ, còn lại cây rất dễ trồng và thu hoạch được sau khoảng 30 ngày.
#5. Cà tím Nhật
Cà tím Nhật có kích thước nhỏ, màu đen và thân thuôn. Bạn có thể dùng cà tím Nhật thay cho cà tím Trung Quốc, vốn có màu tím nhạt và thân rất thuôn, nhưng nó khác khá xa với cà tím châu Âu vón to hơn.
Trồng cà tím cần kỹ năng làm vườn khá cao, đặc biệt ở nơi có thời tiết mát. Tôi đã từng thành công trong việc trồng cà tím Nhật trong những chậu to. Việc chăm sóc chúng cần đất giầu dinh dưỡng, thường xuyên bón phân và rất rất nhiều nước. Nếu bạn đảm bảo làm được như vậy, thành quả thu được sẽ là hàng tấn những quả cà tím Nhật tuyệt vời.
#6. Ớt Shishito
Ớt shishito cay vừa phải, khá giống với tiêu jalapeño. Người ta thường ăn ớt này khi nó vẫn còn xanh. Ớt này rất hợp với món tempura và nhiều món ăn khác. Nếu bạn có thể trồng các loại ớt dù cay hay ngọt thì bạn cũng có thể trồng shishito.
#7. Hành xanh
Nếu bạn thường ăn nhiều hành xanh trong các món ăn Nhật thì bạn nên trồng một số hành này ở trong vườn nhà mình. Bạn cần phải trồng liên lục để đảm bảo luôn có để dùng. Nó khá dễ trồng. Có nhiều loại hành, nhưng tôi vừa mới trồng loại hành xanh mướt phổ biến. Bạn có thể trồng chúng trong chậu hoặc trong thùng. Bạn thậm chí có thể lấy giống từ hành xanh mua ở siêu thị rồi cắt phần dưới đi để trồng – chúng sẽ mọc mầm rất nhanh!
#8. Quả bí đỏ hay bí Nhật bản
Bạn cần rất rất nhiều đất trống để trồng bí đỏ. Giống bí đỏ Nhật Bản, hay kabocha, khá là ngọt, đặc và ít nước. Tôi từng gặp khá nhiều khó khăn trong việc trồng kabocha, nhưng khi đã có những quả chín để thu hoạch thì chúng tôi phải dùng cả thời gian còn lại của năm để nói về việc nó ngon như thế nào.
#9. Củ cải trắng
Tôi nhận thấy trồng củ cải khá là khó vì chúng đòi hỏi đất sỏi, để cho rễ của củ cải có thể phân nhánh. Ngoài ra, bạn có thể mua củ cải khá dễ dàng trong siêu thị, vậy nên chúng không đáng để bỏ ra nhiều công sức. Dù vậy nếu bạn từ trồng thì nó luôn ngon hơn, tất nhiên là vậy, đặc biệt khi bạn có thể ăn cả phần ngọn màu xanh, thứ mà hầu hết các siêu thị đều cắt bỏ đi.
#10. Gobo hay rễ cây ngưu bàng
Gobo, hay rễ cây ngưu bàng, rất khó để tìm kiếm trừ khi bạn có thể đến một số siêu thị rất lớn ở Nhật. Và nó cũng rất khó để trồng. Cây này đòi hỏi đào rất sâu để tránh việc rễ của nó phân chia thành nhiều rễ nhỏ hơn, và nó cũng cần thời gian khá lâu để phát triển. Dầu vậy thì mùi của đất và hơi giòn giòn khi cắn khiến nó là một phần trong rất nhiều món ăn của người Nhật.
#11. Dưa chuột Nhật
Dưa chuột Nhật khá nhỏ, rất thuôn và gần như không có hạt. Nếu bạn hay ăn dưa chuột tươi trong các món salad hay các món khác thì nó đáng để trồng. Dưa chuột Nhật được trồng như các loại dưa chuột khác, tốt nhất là đặt dưới các lưới mắt cáo.
#12. Tỏi Nhật Bản
Tỏi Nhật Bản nổi tiếng với khả năng hỗ trợ sức khỏe như: giảm béo phì, giảm cholesterol và tốt cho tim mạch. Dù cho bạn có thể mua tỏi tại bất cứ siêu thị nào, nếu muốn bạn có thể tự trồng cho mình vì nó khá dễ. Bạn chỉ cần đất thịt, chậu và một vài nhánh tỏi. Chú ý cần dùng chậu có thể thoát nước tốt.