Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi/ASIA-AFRICA LINGUISTIC INSTITUTE

Tên gọi theo tiếng Nhật: 専門学校アジア・アフリカ語学院

>Học bổng các trường Đại học, Cao đẳng và Nhật ngữ 2018-2019

>Cách chọn trường Nhật ngữ phù hợp

>Du học Nhật tại trường chuyên môn Imabari

  • Tên gọi theo tiếng Anh: ASIA-AFRICA LINGUISTIC INSTITUTE
  • Tên gọi theo tiếng Việt: Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi
  • Số điện thoại: 81-422-48-5515
  • Địa chỉ: 5-14-16 Shinkawa, Mitakashi Tokyo
  • Số bưu điện: 181-0004
  • Website : Website của Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi
  • FACEBOOK: FACEBOOK của Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi
  • Những thông tin về Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi được đăng tải trên trang web của Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật: Thông tin về Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi
  • Những thông tin về Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi được đăng tải trên trang thông tin về các trường Nhật ngữ tại Nhật Bản: Thông tin về Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi

Học phí trong một năm học tại Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi

Học phí trong một năm học tại Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi là:
Phí tuyển chọn: 20,000 Yên
Phí nhập học : 70,000 Yên
Học phí ( 1 năm) : 680,000 Yên
Phí tài liệu học tập: 30,000 Yên
Phí tổ chức sự kiện: 5,000 Yên
Phí khám sức khỏe: 5,000 Yên
Tổng : 810,000 Yên
Tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm 2014, theo tỷ giá chuyển đổi giữa đồng Yên của Nhật và Đồng của Việt Nam là 1 Yên khoảng 195 VND, tổng khoản chi phí trong 1 năm khi du học tại Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi là 157,950,000VND VND.

Các khoản phí dụng cần đóng và tổng số tiền các khoản phí dụng này bao gồm cả học phí trong thời gian 1 năm khi lưu học sinh từ Việt Nam đến Nhật

Các khoản phí dụng cần đóng và tổng số tiền các khoản phí dụng này bao gồm cả học phí trong thời gian 1 năm khi lưu học sinh từ Việt Nam đến Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi tại Nhật Bản là:
Học phí ( như đã nêu trên):
810,000 Yên
Phí ở ký túc xá ( Phí vào ở ký túc xá: 33,000 Yên, phí thuê nhà : 33,000 Yên ( trả trước 1 tháng), Tiền điện, nước…: 5,000 Yên ( trả trước 1 tháng) Tiền bảo đảm: 50,000 Yên,Phí dọn dẹp: 30,000 Yên):
151,000 Yên
Tổng: 961,000 Yên
Tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm 2014, theo tỷ giá chuyển đổi giữa đồng Yên của Nhật và Đồng của Việt Nam là 1 Yên khoảng 195 VND, tổng khoản chi phí kể trên chuyển đổi sang tiền Việt là 187,395,000VND.

Số lượng lưu học sinh nước ngoài trường đã tiếp nhận tính đến thời điểm hiện tại và tổng số lưu học sinh Việt Nam mà hiện tại trường đã tiếp nhận

Số lượng lưu học sinh người nước ngoài đang học tập tại trường ước tính nửa sau năm học 2014: khoảng 90 người
Trong đó, số lượng lưu học sinh Việt Nam ước tính là: khoảng 10 người

Xin giới thiệu về ngôi trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi qua một số bức ảnh

Sau đây trung tâm chúng tôi xin giới thiệu về ngôi trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi qua một số bức ảnh mà nhân viên của trung tâm chúng tôi đã chụp được trong thời gian đến thăm trường.

アジア・アフリカ語学院の写真1
Ảnh 1 : Tòa nhà quỹ văn hóa Á-Phi( học viện chuyên môn ngôn ngữ Á-Phi và thư viện của văn hóa Á-Phi) và Kí túc xá dành cho lưu học sinh
Tòa nhà lớn nằm ở phía trái chính là Tòa nhà quỹ văn hóa Á-Phi, bao gồm thư viện của văn hóa Á-Phi và học viện chuyên môn ngôn ngữ Á-Phi mới được xây dựng lại trong năm nay. Tòa nhà phía bên phải chính là kí túc xá dành cho lưu học sinh nước ngoài của trường.

アジア・アフリカ語学院の写真2
Ảnh 2: Tòa nhà quỹ văn hóa Á-Phi( học viện chuyên môn ngôn ngữ Á-Phi và thư viện của văn hóa Á-Phi)
Tòa nhà này mới được xây dựng lại xong trong năm nay, cùng với các tòa thư viện khác của học viện chuyên môn ngôn ngữ Á-Phi và quỹ văn hóa Á-Phi. Nó cũng là một trong các công trình công cộng của thành phố Mitaka.

アジア・アフリカ語学院の写真3
Ảnh 3: : Kí túc xá dành cho lưu học sinh nước ngoài của học viện chuyên môn ngôn ngữ Á-Phi thứ 2
Đây là kí túc xá thứ 2 dành cho lưu học sinh nước ngoài của học viện chuyên môn ngôn ngữ Á-Phi, quỹ văn hóa Á-Phi.

アジア・アフリカ語学院の写真4
Ảnh 4: Phòng học tiếng Nhật của trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi
Khi chúng tôi đến thăm thì giờ học đã kết thúc vì vậy chúng tôi đã không gặp được các bạn sinh viên.

アジア・アフリカ語学院の写真5
Ảnh 5: Khung cảnh phòng học tiếng Nhật của trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi khi nhìn từ ngoài vào
Đây là khung cảnh phía bên ngoài phòng học tiếng Nhật của học viện chuyên môn ngôn ngữ Á-Phi. Bên cạnh cửa ra vào của phòng học có các ghế dài được thiết kế theo hình dáng các loài cây rất bắt mắt là nơi các bạn lưu học sinh nghỉ ngơi và tán gẫu trong giờ nghỉ giải lao.

アジア・アフリカ語学院の写真6
Ảnh 6: Hội trường lớn
Đây chính là nơi tổ chức các buổi giới thiệu, các buổi diễn đàn của học viện chuyên môn ngôn ngữ Á-Phi và cũng là nơi tổ chức các sự kiện của thành phố Mitaka.

アジア・アフリカ語学院の写真7
Ảnh 7: Phòng tự học của Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi
Đây chính là phòng tự học của chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi. Ở đây ngoài sách giáo khoa tiếng Nhật và các sách tham khảo cho kì thi năng lực tiếng Nhật còn có cả truyện tranh và các loại thư tịch khác.

アジア・アフリカ語学院の写真8
Ảnh 8:Hội trường và phòng đa năng của chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi
Đây là hội trường và phòng đa năng của chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi. Các bạn lưu học sinh nước ngoài đang ăn uống và nói chuyện ở đây.

アジア・アフリカ語学院の写真9
Ảnh 9: Bảng thông báo của chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi
Ở bảng thông báo của chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi có đăng tải các thông tin về các sự kiện của trường hay các thông tin về việc tiếp tục học lên cao…

アジア・アフリカ語学院周辺の写真1
Ảnh 10: Nhà ga Mitaka JR– Khu vực xung quanh trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi(1)
Đây là nhà ga Mitaka JR, từ nhà ga đi đến học viện gần.

アジア・アフリカ語学院周辺の写真2
Ảnh 11: Ga Kichijoji– Khu vực xung quanh trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi(2)
Đây là nhà ga Kichijoji thuộc tuyến Keio Inokashira, từ nhà ga đi đến học viện gần.

アジア・アフリカ語学院周辺の写真3
Ảnh 12: Điểm xe buýt của trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi–Khu vực xung quanh trường trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi(3)
Đây là điểm xe buýt cách học viện ngôn ngữ Á-Phi gần nhất. Điểm xe buýt này cách học viện khoảng 2,3 phút đi bộ.

Những nét đặc trưng thu hút của trường Nhật ngữ Á Phi:

  • Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi nằm ở khu vực ngoại ô thành phố Tokyo, Nhật Bản. Đến với Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi, các bạn có thể tập trung học tập tiếng Nhật trong một môi trường yên tĩnh và thành bình hơn nhiều so với các trường Nhật ngữ nằm trong trung tâm thành phố Tokyo .Tokyo là một thành phố rất phồn hoa và sôi động ,bởi vậy, nếu các bạn có đầy đủ điều kiện về tài chính thì chúng tôi tin chắc rằng cuộc sống du học của các bạn tại trường sẽ tràn đầy phong phú.
  • Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á – Phi tuy chỉ mới bắt đầu tiếp nhận lưu học sinh Việt Nam nhưng cũng đã tổ chức ổn định rất nhiều hoạt động giúp đỡ cho các bạn lưu học sinh người Việt Nam. Đặc biệt là đối với các bạn Việt Nam đã tốt nghiệp tại các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam muốn học lên cao tại các trường đại học và học viện tại Nhật Bản thì học viện ngôn ngữ Á-Phi chính là sự lựa chọn tốt nhất dành cho các bạn.
  • Phía Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi có các hoạt động trao học bổng dành cho những lưu học sinh đã tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật cấp độ N4 và các lưu học sinh đang là sinh viên năm 3 trở lên tại các trường đại học tại Việt Nam, các lưu học sinh là sinh viên năm 2 trở lên tại các trường cao đẳng tại Việt Nam đã đạt được bằng N4 của kỳ thi năng lực tiếng Nhật. Thông tin giới thiệu chi tiết về học bổng xin mời các bạn theo dõi tại dưới đây:

Những điểm trừ của Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi theo suy nghĩ:

  • Đến du học tại Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi, các bạn có thể tập trung học tập tiếng Nhật trong một môi trường yên tĩnh và thành bình. Tuy nhiên, khoảng cách từ trường tới các khu phố phồn hoa của Tokyo như Kichijoji hay Mitaka…khá lớn nên cũng có đôi chút bất tiện. Để phục vụ cho cuộc sống sinh hoat và đi làm thêm thì tốt nhất các bạn nên trang bị cho mình một chiếc xe đạp.

Những thắc mắc được gửi đến Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi và câu trả lời từ phía trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi

Tháng 09 năm 2014

1. Học phí của trường Nhật ngữ

Q1-1. Phí tuyển chọn là bao nhiêu?

A1-1. 20,000 Yên

Q1-2. Phí nhập học là bao nhiêu?

A1-2. 70,000 Yên

Q1-3. Học phí 1 năm là bao nhiêu?

A1-3. 680,000 Yên

Q1-4. Liên quan tới việc học tập tiếng Nhật và việc sử dụng các thiết bị trong trường học…lưu học sinh có cần phải đóng thêm các khoản phí khác không? Đó là những khoản phí gì và các khoản phí đó là bao nhiêu?
VD: Phí tài liệu học tập …Yên

Phí tài liệu học tập : 30,000 Yên
Phí tổ chức sự kiện : 5,000 Yên
Phí khám sức khỏe : 5,000 Yên
Tổng : 40,000 Yên

Q1-5. Trường có các học bổng hoặc các chế độ đãi ngộ dành cho các lưu học sinh có năng lực tiếng Nhật giỏi không?

A1-5. Có. Lưu học sinh thỏa mãn các điều kiện sẽ được nhận 30,000 Yên/ tháng trong 6 tháng tình từ khi nhập học. Về thông tin chi tiết học bổng của Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi, các bạn tham khảo bài viết của blog trung tâm chúng tôi dưới đây.

 

Q1-6. Khi từ Việt Nam đến Nhật Bản, trong trường hợp đóng tiền học cho 1 năm học thì phải đóng những khoản phí nào và những khoản phí này là bao nhiêu? Tổng số tiền các khoản phí này là bao nhiêu?

A1-5. Tổng học phí( Phí tuyển chọn, Phí nhập học, Học phí 1 năm và một số chi phí khác) :
810.000 Yên
Phí ở ký túc xá ( Phí vào ở ký túc xá: 33,000 Yên, phí thuê nhà : 33,000 Yên ( trả trước 1 tháng), Tiền điện, nước…: 5,000 Yên ( trả trước 1 tháng) Tiền bảo đảm: 50,000 Yên,Phí dọn dẹp: 30,000 Yên):
151,000 Yên
Tổng: 961,000 Yên

Tuy nhiên, nếu lưu học sinh làm đơn xin phép gửi cho nhà trường sẽ được phép hoãn đóng một phần học phí. Các khoản tiền phải đóng ở học kỳ đầu sau khi đã được hoãn đóng một phần học phí là như sau:
Phí tuyển chọn : 20,000 Yên
Phí nhập học : 70,000 Yên
Học phí : 380,000 Yên
Phí tài liệu học tập : 30,000 Yên
Phí tổ chức sự kiện : 5,000 Yên
Phí khám sức khỏe : 5,000 Yên
Tổng : 510,000 Yên
Cho đến khi khai giảng học kỳ sau, lưu học sinh phải đóng nốt khoản học phí còn lại là 300,000 Yên.
Phí ở ký túc xá ( Phí vào ở ký túc xá: 33,000 Yên, phí thuê nhà : 33,000 Yên ( trả trước 1 tháng), Tiền điện, nước…: 5,000 Yên ( trả trước 1 tháng) Tiền bảo đảm: 50,000 Yên,Phí dọn dẹp: 30,000 Yên):
151,000 Yên
Tổng: 661,000 Yên
# Cho đến khi khai giảng học kỳ sau, lưu học sinh phải đóng nốt khoản học phí còn lại là 300,000 Yên.

Q1-7. Kể từ tháng 10 năm 2015, Trường có dự đinh sẽ tăng các khoản phí như: học phí….không?

A1-7. Không.

2. Tình hình lưu học sinh đang học tập và sinh hoạt tại trường cùng đội ngũ nhân viên phụ trách người Việt Nam của trường

Q2-1. Hiện tại, số lượng lưu học sinh phía Trường đã tổ chức tiếp nhận là bao nhiêu? Trong đó, hiện tại có bao nhiêu người là lưu học sinh người Việt Nam?

Số lượng học sinh tối đa trường có thể tiếp nhận : 100 người
Số lượng dự đoán lưu học sinh nhập học đợt nửa sau năm 2014 :khoảng 90 người
Trong đó số lượng dự đoán lưu học sinh Việt Nam nhập học :khoảng 10 người

Q2-2. Hiện tại, Trường đã tiếp nhận lưu học sinh đến từ các quốc gia và khu vực nào? Phần lớn các bạn lưu học sinh mà quý trường đã tiếp nhận đến từ những quốc gia và khu vực nào?

Trung Quốc ( Đại Lục) 35%
Đài Loan 30%
Hàn Quốc 10%
Nê pan 10%
Việt Nam 10%
Các nước khác 5% ( Thái Lan, Mỹ….)

Q2-3. Hiện tại, quý trường có những nhân viên phụ trách là người Việt Nam không?

Không.

3. Ký túc xá

Q3-1. Quý trường có chuẩn bị ký túc xá dành cho lưu học sinh không?

A3-1. Có.

Q3-2. Địa điểm ký túc xá là ở đâu? ( Mặc dù không cần chi tiết đến số nhà nhưng Quý trường có thể cho biết đại chỉ quận, thành phố và ký túc xá nằm ở đại điểm nào tại quận, thành phố này không? Trường hợp ký túc xá của Trường nằm tại nhiều địa điểm, Quý trường có thể cung cấp thông tin về từng khu ký túc xá không? VD: Ký túc xá…ở quận…thành phố….

A3-2. Ký túc xá Aritomokan (有朋館): Nằm bên trong khuôn viên trường, có sức chứa 23 người ( phòng 1 người ở x 17 phòng , phòng 2 người ở x 3 phòng) Ký túc xá Seiunkozoku (青雲公属) : Nằm bên trong khuôn viên trường, có sức chứa 4 người ( chỉ dành riêng cho lưu học sinh người Trung Quốc và người Đài Loan). Ngoài ra, trường cũng ký kết một số ký túc xá khác ở bên ngoài trường.

Q3-3. Từ ký túc xá đến trường học có phương tiện giao thông nào không? Mất khoảng bao nhiêu phút nếu đi 1 chiều từ ký túc xá đến trường? Khoản phí giao thông đi lại của 1 chiều là bao nhiêu?

A3-3. Không mất phí giao thông.

Q3-4. Có bao nhiêu người ở chung 1 phòng ký túc xá?

A3-4. 2 người 1 phòng hoặc 1 người 1 phòng. Khi ở tại ký túc xá Aritomokan (有朋館), để tiết kiệm tiền thuê ký túc xá, lưu học sinh có thể sử dụng giường 2 tầng tại 1 phòng ở 2 người. Đối với các bạn lưu học sinh Việt Nam, các bạn lưu học sinh Việt Nam tại trường rất vui mừng về điều này.

Q3-5. Có thể tự lựa chọn người ở cùng phòng tại ký túc xá không? Trường hợp phát sinh mâu thuẫn, rắc rối với người ở cùng phòng hoặc những trường hợp rất khó sống chung do thói quen sinh hoạt khác nhau…có được phía Trường giúp đỡ giả quyết ngay không?

A3-5. Lưu học sinh không được tự do lựa chọn bạn cùng phòng khi vào ở ký túc xá. Tuy nhiên, hầu hết lưu học sinh được sắp xếp ở cùng phòng ký túc xá đều có cùng quốc tịch.

Các rắc rối, mâu thuẫn xảy ra giữa các thành viên cùng phòng ký túc xá sẽ được giải quyết tùy theo từng trường hợp. Chẳng hạn như: trường hợp lưu học sinh gây phiền nhiễu cho bạn ở cùng ký túc xá, không tuân thủ theo quy định của ký túc xá…sẽ phải dọn ra khỏi ký túc xá. Lưu học sinh nên chú ý điều này.

Q3-6. Diện tích của phòng ký túc xá là bao nhiêu? Trong ký túc xá được trang bị những thiết bị gì?

A3-6. Ký túc xá Aritomokan (有朋館):
Diện tích 15,75 m2/ phòng
Mỗi phòng bao gồm phòng bếp, phòng tắm bồn- vòi hoa sen, phòng vệ sinh Mỗi phòng được trang bị sẵn những thiết bị: Giường, bàn-ghế, tủ lạnh, lò vi sóng, máy điều hòa
Thiết bị sử dụng chung: Máy giặt
Lưu ý: Khoảng không gian kê bàn ghế sẽ nhỏ hơn 3 chiếu nên sẽ có cảm giác hơi nhỏ.

Q3-7. Phí thuê ký túc xá mỗi tháng là bao nhiêu? Trong phí thuê ký túc xá mỗi tháng đã bao gồm tiền nước, tiền điện, tiền ga và các khoản phí khác chưa? Trong trường hợp phải đóng các khoản tiền như tiền trả trước, tiền đặt cọc, tiền lễ, tiền mặt bằng, Quý trường có thể thông báo không?

A3-7. Khoản phí cần phải đóng khi ở 2 người tại 1 phòng ở của ký túc xá Aritomokan (有朋館) là như sau: Phí vào ở ký túc xá: 33,000 Yên
phí thuê nhà : 33,000 Yên/tháng
Tiền điện, nước…: 5,000 Yên/tháng
Tiền bảo đảm: 50,000 Yên
Phí dọn dẹp: 30,000 Yên
Thông tin chi tiết về địa điểm ký túc xá của trường, các bạn hãy liên lạc với các nhân viên phụ trách của Trung tâm du học Nhật Bản NOZOMI để trực tiếp đưa ra câu hỏi và xác nhận lại.

Q3-8. Khi từ Việt Nam sang Nhật và đăng ký vào ở ký túc xá có phải mất khoản phí nào không và khoản phí đó là bao nhiêu? Và cần phải đóng khoản phí này theo bao nhiêu tháng?

A3-8. Lưu học sinh phải đóng trước phí nhập học và phí ở ký túc xá, tiền điện nước trong 1 tháng. Những trường hợp hoãn, dừng nhập học do không đến Nhật sẽ không được hoàn trả lại khoản phí đã đóng này.

4. Các khoản phí phải đóng khác

Q4-1 Khoản phí bảo hiểm y tế dành cho lưu học sinh và các khoản phí bảo hiểm khác phải đóng là bao nhiêu?

A4-1. Khoản phí bào hiểm y tế quốc dân mà lưu học sinh phải đóng là ít hơn 9,000 Yên/năm. Thông tin chi tiết về khoản phí bảo hiểm y tế của trường, các bạn hãy liên lạc với các nhân viên phụ trách của Trung tâm du học Nhật Bản NOZOMI để trực tiếp đưa ra câu hỏi và xác nhận lại.

Q4-2. Những lưu học sinh có dự định nhập học tại quý trường khi lần đầu tiên đến Nhật Bản có được phía trường Nhật ngữ đưa đón từ trường đến nhà ga gần nhất hoặc sân bay gần trường ( sân bay Haneda hoặc sân bay Narita) không? Khoản phí đưa đón này là bao nhiêu?

A4-2. Có. Trường có tổ chức đưa đón lưu học sinh. Tuy nhiên, Trường chỉ chịu trách nhiệm đưa đón những lưu học sinh đến Nhật Bản cùng với các lưu học sinh khác vào ngày đã chỉ định trước. Khoản phí đưa đón này chỉ bao gồm phí giao thông của lưu học sinh. Từ sân bay Narita đến Trạm dừng xe bus Kichijoji : khoảng 3,500 Yên.

Q4-3. Phía trường có giúp đỡ, hỗ trợ lưu học sinh đăng ký thuê bao di động không? Trong trường hợp có hỗ trợ thì phía trường sẽ giúp lưu học sinh đăng kí thuê bao di động của công ty nào? Quý trường có thể cho biết đại khái khoản phí thủ tục đăng ký thuê bao di động không?

A4-3. Không.

Q4-4. Ngoài các khoản phí đã được nêu trên đây như học phí, phí thuê ký túc xá, tiền bảo hiểm, phí đưa đón, lưu học sinh học tập tại quý trường có phải đóng các khoản phí nào khác? Các khoản phí này là bao nhiêu?

A4-4. Không.

Q4-5. Ngoài các khoản phí như học phí và phí ở ký túc xá..đã được liệt kê ở trên thì khi từ Việt Nam đến Nhật Bản, lưu học sinh cần phải đóng những khoản phí khác lúc ở Việt Nam không? Nếu có thì các khoản phí này là gì và bao nhiêu?

A4-5. Không.

5. Việc làm thêm

Q5-1. Trong quá trình quý trường giới thiệu việc làm thêm cho lưu học sinh có phát sinh khoản phí nào không ( ví dụ như chi phí tham khảo đào tạo trước phục vụ công việc làm thêm…)? Quý trường có thể cho biết các khoản phí phát sinh này là khoảng bao nhiêu không?

A5-1. ( Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi không trả lời câu hỏi này.)

Q5-2. Lưu học sinh Việt Nam đang học tập và sinh hoạt tại trường làm các công việc làm thêm tập trung ở địa điểm, khu vực nào?

A5-2. Khu vực gần trường và khu vực xung quanh ga Mitaka hoặc ga Kichijoji.

Q5-3. Lưu học sinh của quý trường thường làm những công việc làm thêm gì? Những công việc mà lưu học sinh Việt Nam thường làm là việc làm thêm phải sử dụng tiếng Nhật nhiều hay hầu như không phải sử dụng tiếng Nhật?

A5-3. Hầu hết là những công việc phục vụ sảnh hay tại nhà bếp của các quán ăn uống. Do vậy, lưu học sinh phải có trình độ tiếng Nhật ở mức hiểu và làm được các công việc trong quán ăn uống. Tuy nhiên, nếu trình độ tiếng Nhật của lưu học sinh chỉ ở mức độ N4 sẽ rất khó khăn để làm các công việc này. Với trình độ N4, có rất nhiều trường hợp lưu học sinh sẽ không đạt đủ yêu cầu tuyển dụng khi muốn tìm công việc làm thêm, bỏi vậy, những banh có suy nghĩ vừa đi du học vừa làm thêm nên chú ý về vấn đề này. Nếu lưu học sinh đã có N3 rồi thì có thể yên tâm.

Q5-4. Các công việc làm thêm này có mức lương theo giờ là khoảng bao nhiêu? Những lưu học sinh Việt Nam học tập tại quý trường khi đi làm thêm có mức lương trung bình 1 tháng là khoảng bao nhiêu?

A5-4. Lương theo giờ : 900 Yên ~1000 Yên. Như vậy, nếu lưu học sinh làm thêm tối đa thời gian cho phép (112 giờ/4 tuần) thì sẽ kiếm được khoản thu nhập là khoảng 100,000 Yên/tháng.

Tại Trường chúng tôi, đa số các bạn lưu học sinh có khoản thu nhập từ công việc đi làm thêm là khoảng 20,000 Yên đến 40,000 Yên/tháng.

Q5-5. Quý trường có thể đưa ra một số lời khuyên giúp lưu học sinh tìm được công việc làm thêm sử dụng nhiều tiếng Nhật, công việc làm thêm có mức lương theo giờ cao?

A5-5. Nếu lưu học sinh có trình độ tiếng Nhật cao thì sẽ có khả năng kiếm được công việc làm thêm như câu hỏi đã đưa ra. Nếu lưu học sinh có N1 rồi thì có khả năng cao kiếm được những công việc như vậy.

6. Cuộc sống ở Tokyo

Q6-1. Để sinh hoạt tại Tokyo thì ngoài các khoản phí đã được nêu bên trên thì còn mất khoản phí khoảng bao nhiêu? Khi từ Việt Nam sang Nhật Bản cần mang theo khoảng bao nhiêu tiền?

A6-1. Nếu xét đến cả khoản phí thuê nhà ở, ký túc xá cho đến khi bắt đầu công việc làm thêm, lưu học sinh nên mang theo khoảng 400,000 Yên ~ 500,000 Yên khi sang Nhật là câu trả lời phù hợp nhất.

Trường hợp đặc biệt được cung cấp chỗ ở tại ký túc xá của trường miễn phí thì Lưu học sinh nên mang theo khoảng 200,000 Yên tiền sinh hoạt phí khi đến Nhật Bản. Ngoài tiền thuê nhà 1 tháng, lưu học sinh sẽ mất thêm khoản phí sinh hoạt( tiền ăn uống, tiền điện thoại…) là 20,000 Yên đến 30,000 Yên/tháng.

Q6-2. Đối với lưu học sinh Việt Nam thì cuộc sống tại Nhật, đặc biệt là cuộc sống sinh hoạt tại Tokyo có giá cả rất đắt đỏ và rất khó khăn để duy trì sinh hoạt. Vậy quý trường có đồng ý với quan điểm này không và quý trường có ý kiến gì về điều này?

A6-2. Chúng tôi nghĩ rằng: vật giá ở Nhật Bản khá là “đắt đỏ”. Đặc biệt các loại mặt hàng như đồ ăn và trang phục có giá cả khá cao. Các bạn nên mang theo nhiều quần áo và cũng có thể mua quần áo tại các của hàng đồ cũ ở Nhật Bản để tiết kiệm tiền.

Điện thoại di động Smart Phone khá đắt, nếu các bạn sử dụng điện thoại di động Gala sẽ rẻ hơn.

Q6-3. Trong cuộc sống và sinh hoạt tại Tokyo thì nên sinh hoạt như thế nào cho tiết kiệm? Lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại trường có được phía trường giới thiệu, hướng dẫn các kỹ năng này không?

A6-3. Lưu học sinh có thể tiết kiệm bằng cách: cố gắng không sử dụng điều hòa mà thay vào đó là dùng quạt, điều chỉnh cách ăn mặc, trang phục. Tự nấu ăn, không đi ăn ở ngoài. Cố gắng sử dụng xe đạp thay vì các phương tiện giao thông khác. Mua các đồ dùng văn phòng phẩm, các dụng cụ nhà bếp…tại các cửa hàng đồng giá 100 Yên. Nếu các bạn dành thời gian để học tập thay vì đi chơi, các bạn cũng có thể hạn chế việc sử dụng tiền.

Q6-4. Ngoài ra, phía trường có thể đưa ra một số lời khuyên, những điều cần chú ý trong cuộc sống và sinh hoạt ở Tokyo không?

A6-4.

1. Tuân thủ theo pháp luật Nhật Bản. Người Nhật Bản không có các hoạt động, hành vi hối lộ hay tiền hoa hồng giống như Việt Nam. Nếu các bạn nói sự thật, chúng tôi sẽ thấu hiểu cho các bạn nhưng nếu các bạn nói dối, đây sẽ là hành vi tồi tệ.

Lưu học sinh bắt buộc phải chú ý trong việc phân loại rác thải và chú ý để không vi phạm quy định nơi đỗ xe đạp.


Trên đây là những thắc mắc được gửi đến Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi và câu trả lời từ phía Trường chuyên môn học viện ngôn ngữ Á-Phi do phía Trung tâm chúng tôi tổng hợp được, rất mong các bạn có nguyện vọng đến du học Nhật Bản và các quý vị phụ huynh tham khảo.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Trung tâm Nhật ngữ và du học Nhật Bản Gotojapan

Địa chỉ: Số 8, ngõ 121 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04.62.77.0870

Email: info-human@gotojapan.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/gotojapan.vn?ref=hl

Để biết thêm về các trường, tham khảo thực tế các bạn đã đi và ý kiến của các bạn đã đi cũng như các PHHS, mời bạn vào FB Group của chúng tôi để trao đổi trực tiếp với HS và PHHS….:

https://www.facebook.com/groups/gotojapan.vn/?fref=ts
Đăng ký nhận tài liệu và thông tin du học Nhật qua mail miễn phí:

DANH MỤC :