Chim Hạc là một biểu tượng thiên liêng cao quý của người dân Nhật Bản. Các bạn có thể thấy rõ ràng họa tiết hình chim hạc là hoa văn phổ biến và được ưa chuộng trên trang phục cưới kimono và nhiều đồ vật khác. Từ xa xưa, người Nhật và dân các nước phương Đông đã quan niệm, chim hạc và rùa là hai linh vật tượng trưng cho sự trường thọ. Rùa và chim hạc là đề tài chủ đạo trên các bức tranh giấy cuộn dùng để trang trí trong nhà người Nhật. Hạc giấy là hình ảnh rất quen thuộc trong bộ môn nghệ thuật xếp hình ori-gami.
>Học bổng các trường Đại học, Cao đẳng và Nhật ngữ 2018-2019
>Cách chọn trường Nhật ngữ phù hợp
>Du học Nhật tại trường chuyên môn Imabari
Mới gần đây nhất trong một cuộc thi tuyển chọn bác sĩ giải phẫu, bài thi đầu tiên là gấp hạc bằng kẹp và những người bác sĩ đó phải gấp một chú hạc nhỏ xíu để kiểm tra độ tỉ mỉ và chi tiết.
Tại Nhật Bản, người ta tin rằng, nếu ai đó xếp đủ 1.000 con hạc giấy thì họ sẽ có một điều ước cho sự an lành, hạnh phúc và thuận lợi. Niềm tin này đã phần nào cổ vũ tinh thần, giúp nhiều người vượt qua khó khăn. Không bỗng dung mà người Nhật lại quan niệm và tặng cho chú hạc này một ý nghĩa thiêng liêng và cao quý như vậy. Đây là một chuyện rất cảm động nói về một niềm khát khao cháy bỏng là được sống. Câu chuyện kể về một em bé người Nhật Bản tên là Sadako và sinh sống ở Nhật vào thời điểm nước nhật đang tham chiến cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ đã thả 1 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima – quê hương Sadako. Trong lúc này Sadako và gia đình đang sống cách trung tâm vụ nổ bom 1,7 km. Sadako bị sức ép của bom hất văng ra khỏi nhà và chỉ bị thương nhẹ. Mấy năm đầu em vẫn sinh hoạt và có cuộc sống như những đứa trẻ bình thường. Nhưng đến năm 12 tuổi, Sadako bắt đầu nổi hạch ở cổ và tai, Hạch và các u trên mặt bắt đầu xuất hiện. Không ai nghĩ rằng bệnh tật đang tấn công cô bé … Sadako đi bệnh viện khám. Kết quả cho thấy cô đang mắc bệnh Leukemia ( bệnh bạch cầu ác tính hay còn gọi ung thư máu, bệnh máu trắng). Căn bệnh của Sadako do chất phóng xạ của quả bom nguyên tử gây ra. Bác sĩ kết luận, Sadako chỉ có thể sống đuợc 1 năm nữa, và yêu cầu Sadako phải nhập viện ngay để điều trị. Mọi việc học tập của em phải ngừng lại hết để chữa trị bệnh. Sadako rất là đau buồn và chán nản, em được một người bạn kể cho truyền thuyết Một người bạn đã kể cho Sadako nghe 1 truyền thuyết cổ của Nhật Bản rằng nếu ai gấp đựoc 1000 con hạc giấy người đó sẽ được 1 điều ước. Sadako bắt đầu gập hạc giấy với ước nguyện mình sẽ lành bệnh. Sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật gặp rất nhiều khó khăn, giấy là 1 thứ xa xỉ phẩm, nên Sadako phải dùng giấy dán trên những chai thuốc, vỏ hộp thuốc và bất cứ tờ giấy nào cô bé bắt gặp để gập hạc. Gấp hết giấy từ những hộp thuốc của mình, cô bé sang những phòng bên cạnh xin những vỏ chai thuốc đã sử dụng… Mặc cho những nỗi đau về thể xác dày vò, Sadako vẫn kiên trì gập hạc giấy… Chỉ có một niềm ao ước sẽ được tiếp tục sống. Cuối cùng do bệnh tình quá nặng, số hạc cô bé xếp được dừng lại ở con số 644.
Cô bé đã giã từ mang trong mình một niềm khao khát được sống mà không thành. Sau khi Sadako mất, nhân dân Nhật Bản đã dựng tượng đài với biểu tượng cô bé Sadako tay cầm giơ cao hạc giấy đứng trên quả bom nguyên tử đặt tại trung tâm công viên Hòa Bình thành phố Hiroshima. Sadako đã trở thành biểu tượng cho khác vọng sống, nghị lực, hòa bình và hy vọng. Từ đó việc gấp 1000 con hạc đã thay cho việc nguyện cầu cho một niềm khát khao sống, thể hiện nghị lực phấn đấu vượt lên số phận ngiệt ngã.
Chim Hạc còn biểu tượng cho hình tượng hòa bình an lành cho thế giới. Hạc giấy còn là biểu tượng của hòa bình. Ngoài ra, người Nhật cũng cho rằng, chim hạc mang lại sự may mắn. Suy nghĩ đó có liên quan đến chỏm lông màu đỏ trên đỉnh đầu của chúng. Trong dân gian tồn tại nhiều câu chuyện cổ tích về vận may mà loài chim này mang đến cho con người. Nổi tiếng nhất là câu chuyện “Tsuru no On-gaeshi”, tạm dịch “Chim hạc đền ơn”Ngày xưa, có một lão nông nhân hậu tình cờ bắt gặp con chim hạc đang mắc bẫy, ông đã giải thoát cho con vật đáng thương ấy. Vào một đêm mùa đông tuyết rơi nặng hạt, một cô gái xinh đẹp đến gõ cửa nhà vợ chồng ông lão. Cô gái cho biết, mình bị lạc đường và xin ông bà lão cho tá túc. Vợ chồng bác nông dân tốt bụng vui lòng nhận lời.
Cô gái lưu lại nhà của họ trong một thời gian. Hàng ngày, cô giam mình trong phòng để dệt vải. Ít lâu sau, cô dệt xong một tấm vải tuyệt đẹp và mang nó tặng cho vợ chồng ông lão. Một ngày nọ, vợ chồng bác nông dân lén vào phòng của cô gái để tìm hiểu sự việc. Họ không tin vào mắt mình khi thấy một con chim hạc đang dệt vải bên khung cửi. Chim hạc tự bứt những chiếc lông trắng tinh trên cơ thể để làm nguyên liệu dệt. Cô gái xinh đẹp chính là chim hạc hóa thân, khi bị nhìn thấy hình dáng thật, chim hạc không thể trở lại hình người. Nó từ biệt ông bà lão để quay về trời xanh sau khi gửi lại cho họ những tấm vải quý dệt từ những chiếc lông mịn màng của nó như một sự đền ơn.
Sau mỗi chấn động hay khủng hoảng đau thương, người Nhật hay khắp sinh viên thường cùng nhau gấp 1000 con hạc để thể hiện sự cầu mong cho những may mắn và sự an lành.
Form đăng ký du học:
Đăng ký nhận tài liệu và thông tin du học Nhật qua mail miễn phí: